Tổ đỉa có tên khoa học là Dysidrose, là một thể đặc biệt của bệnh chàm, nằm trong chứng bệnh viêm da cơ địa, khu trú ở lòng bàn tay, bàn chân và rìa các ngón. Bệnh thường gặp ở tuổi từ 20 đến 40, nam nữ có tỷ lệ bằng nhau. Đây là căn bệnh mạn tính hay tái phát, cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để biết thêm thông tin về căn bệnh này.
Vì sao bệnh tổ đỉa lại đáng sợ đến vậy?
Nguyên nhân bệnh rất đa dạng và phức tạp, một số yếu tố liên quan như dị ứng với hóa chất trong sinh hoạt, trong nghề nghiệp như xăng dầu, xà phòng, xi măng, do nhiễm khuẩn trong khi tiếp xúc với bùn đất, nước bẩn hay gặp nhất là do liên cầu trùng trong thể tổ đỉa nung mủ, do dị ứng với nhiễm nấm ở kẽ chân, do thay đổi thời tiết theo mùa, do ảnh hưởng của ánh sáng và nóng ẩm.
Tổ đỉa hay gặp ở tay chân
Biểu hiện của bệnh là các mụn nước dưới da, thườngkhu trú ở lòng bàn tay, bàn chân, đặc biệt ở mé bên của ngón tay, lòng bàn tay, mặt trên - mặt bên và mặt dưới ngón chân, lòng bàn chân, rìa ngón chân thì ít gặp hơn. Tổn thương thường đối xứng và bệnh không bao giờ vượt lên mé trên cổ tay và cổ chân. Mụn nước ăn sâu vào lớp thượng bì làm da nổi gồ lên, hình tròn, rải rác hoặc xếp thành chùm, sờ vào mụn nước thấy chắc, cảm giác như có một hạt gì nằm dưới da, kích thước khoảng 1 - 2mm, có thể trở thành bóng nước nhất là ở lòng bàn tay, bàn chân. Bệnh thường xảy ra từng đợt, trước khi nổi mụn nước thường có cảm giác ngứa rát, một số trường hợp kèm tăng tiết mồ hôi. Các mụn nước thường khô, xẹp đi và teo đét chứ không tự vỡ, thường có màu hơi ngà vàng, khi bong ra để lộ một nền da hồng, hình đa cung hoặc tròn, có viền vảy xung quanh. Kèm theo rất ngứa, càng gãi càng ngứa, bệnh thường kéo dài khoảng 2 đến 4 tuần, tróc vảy rồi lành và bệnh hay tái phát.Khi bị nhiễm khuẩn thì mụn nước hoặc bóng nước sẽ đục, sưng đỏ kèm theo sưng hạch bạch huyết ở vùng cận kề và người bệnh nóng sốt.
Bệnh tổ đỉa được các các sĩ chuyên khoa da liễu coi như một loại chàm (eczema). Nhưng khác eczema, tổ đỉa chỉ nổi ở lòng bàn tay, lòng bàn chân và rìa ngón tay chân, còn eczema thì có thể gặp ở bất cứ vị trí nào trên da. Mặt khác, mụn nước tổ đỉa thường to, sâu, chắc, khó vỡ hơn mụn nước eczema.
Cũng như eczema, tổ đỉa gây ngứa nhiều, bệnh nhân gãi, chà xát làm vỡ mụn nước, dễ trở thành nhiễm khuẩn phụ, sưng tấy, nổi hạch, có khi phát sốt. Bệnh tiến triển dai dẳng, mạn tính, kéo dài nhiều tháng, nhiều năm, gây ảnh hưởng nặng nền đến sinh hoạt, lao động của người bệnh nếu không được điều trị đúng đắn.
Giải pháp mới điều trị bệnh tổ đỉa hiệu quả, an toàn
Điều trị bệnh tổ đỉa là nhằm làm cho da lành như bình thường, nhưng bệnh có thể tái phát lại nếu hiện diện các yếu tố thúc đẩy như tiếp xúc trực tiếp với các chất tẩy rửa, hóa chất, làm việc trong môi trường nóng ẩm gây nhiều mồ hôi, tiếp xúc nhiều với khói thuốc, lông súc vật.... Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên chăm sóc da tốt để giảm viêm, ngứa cũng như tổn thương phục hồi nhanh hơn.
Trong điều trị tổ đỉa cũng như viêm da cơ địa nói chung thường khó khăn, hai yếu tố nhiễm khuẩn và dị ứng luôn xảy ra cùng nhau. Tùy từng trường hợp, tuy nhiên chủ yếu sử dụng các thuốc uống và bôi có chứa corticoid, đây là thuốc đầu tay của các bác sĩ. Việc điều trị bằng thuốc này cho hiệu quả nhanh nhưng lại không phải là giải pháp triệt để, chưa kể tác dụng phụ của thuốc khiến người bệnh thực sự lo lắng. Trước mối lo ngại đó sản phẩm Eczestop ra đời.
Eczestop là kem làm sạch da được thiết kế chuyên biệt cho viêm da cơ địa trong đó có chàm, eczema, tổ đỉa. Thành phần của Eczestop bao gồm kẽm salicylate – một muối của kẽm và acid salicylic, cùng với nano bạc, chitosan, dầu hạt neem, chiết xuất vỏ núc nác, dầu dừa. Sự kết hợp của các thành phần này mang lại tác động toàn diện: vừa giảm ngứa, sát khuẩn, kháng viêm, vừa giúp dưỡng ẩm tăng tái tạo da và tăng cường sức khỏe cho làn da. Eczestop an toàn không tác dụng phụ hay kích ứng da như những kem bôi thông thường khác.
Bên cạnh việc thoa kem Eczestop hàng ngày, bệnh nhân nên chú ý một số điều sau để giúp bệnh nhanh được cải thiện:
- Tránh bóc vảy, chọc lỗ mụn. Nên rửa tay chân nhẹ, không cào gãi, làm trầy xước mụn nước gây nhiễm khuẩn. Không nên ngâm tay chân nhiều làm ẩm ướt lớp sừng, tạo điều kiện cho vi khuẩn và nấm phát triển mạnh hơn.
- Tránh tiếp xúc trực tiếp xăng dầu, mỡ, xà phòng, hóa chất và các chất tẩy rửa, khi bắt buộc phải sử dụng găng tay bảo vệ.
- Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ tay chân.
Viêm da cơ địa khiến người bệnh có cảm giác ngứa ngáy, khó chịu, gặp nhiều bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày. Nhiều người bệnh thường có thói quen gãi khi ngứa, gây tổn thương trên da, làm mất thẩm mỹ. Vậy làm sao giảm ngứa, điều trị bệnh hiệu quả? 5 lời khuyên sau đây của TS Nguyễn Thị Vân Anh sẽ giúp bạn giải đáp câu hỏi hỏi này.
Để biết thêm thông tin chi tiết về tổ đỉa bạn đọc có thể gọi điện đến 0916757545/ 0916755060 để được tư vấn.
Minh Chuyên