Bệnh viêm da cơ địa ở trẻ em là gì?
Viêm da cơ địa là tình trạng viêm lớp nông của da theo dạng đợt cấp tính hoặc mạn tính. Trẻ em là nhóm đối tượng bị viêm da cơ địa nhiều nhất. Ở làn da khỏe mạnh luôn một lớp hàng rào bảo vệ, giúp ngăn nước trong da không bị bốc hơi và bảo vệ da khỏi các tác nhân gây bệnh từ bên ngoài. Với những người có cơ địa da nhạy cảm, lớp bảo vệ da bị suy yếu, có các tế bào da không được liên kết vững chắc khiến cho da bị mất nước, các vi khuẩn bên ngoài xâm nhập gây ra các triệu chứng viêm, ngứa, nổi mụn nước trên da.
Trẻ nhỏ thường biểu hiện viêm da cơ địa ở vị trí hai bên má
Di truyền là yếu tố chính khiến trẻ bị viêm da cơ địa. Bên cạnh đó, các yếu tố làm bệnh khởi phát gồm: dị nguyên trong không khí (chất thải của rệp nhà, len dạ,...), dị ứng thức ăn (trứng, sữa, cá, đậu tương, bột mì,...), ngoại độc tố của tụ cầu trùng vàng.
Thông thường, viêm da cơ địa sẽ biến mất khi trẻ bước vào giai đoạn trưởng thành. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp viêm da cơ địa mãn tính ngay cả khi đã trưởng thành, gây nhiều bất tiện và ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe của trẻ.
Làm thế nào để điều trị viêm da cơ địa ở trẻ?
Trẻ bị viêm da cơ địa có biểu hiện khác nhau tùy từng giai đoạn bệnh.
Giai đoạn cấp tính, biểu hiện bệnh là nổi sẩn và đám sẩn trên da, có đám da đỏ ranh giới không rõ, nổi mụn nước tiết dịch, da bị phù nề, đóng vảy tiết,... Vị trí biểu hiện khu trú ở vùng mặt như trán, má, cằm. Nặng hơn có thể lan ra cánh tay và thân mình.
Giai đoạn bán cấp, triệu chứng bệnh nhẹ hơn, da không phù nề hay tiết dịch.
Giai đoạn mạn tính, da trẻ dày thâm, ranh giới rõ, có các vết nứt kèm theo cảm giác đau. Vị trí thương tổn ở các nếp gấp lớn, lòng bàn tay, lòng bàn chân, cổ tay, cẳng chân, cổ, gáy, các ngón tay,...
Nếu không được điều trị kịp thời, viêm da cơ địa ở trẻ em có thể dẫn đến những biến chứng như nhiễm trùng, để lại sẹo vĩnh viễn. Bên cạnh đó, bệnh còn khiến trẻ chậm phát triển do trẻ quấy khóc, chán ăn dẫn đến suy dinh dưỡng đi kèm với các biến chứng như viêm kết mạc mắt, viêm mũi dị ứng, hen suyễn,... Với các trường hợp mắc viêm da cơ địa mức nặng, bệnh có thể tác động lên các dây thần kinh.
Điều trị viêm da cơ địa ở trẻ như thế nào?
Điều trị viêm da cơ địa ở trẻ em phải đảm bảo được 3 mục tiêu: giải quyết triệu chứng ngứa và viêm da, dự phòng nhiễm khuẩn, dưỡng ẩm và chống khô da.
Điều trị viêm da cơ địa bằng Tây y
Việc điều trị bệnh viêm da cơ địa theo Tây y chủ yếu tập trung vào các mục đích: giải quyết triệu chứng và dự phòng da nhiễm khuẩn. Có thể chia thành các nhóm sau:
Thuốc bôi điều trị viêm da cơ địa
Hydrocortisone là thuốc corticoid an toàn với trẻ em
Tùy theo mục đích cần đạt được, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng một loại thuốc bôi ngoài da hoặc kết hợp sử dụng nhiều loại để đạt hiệu quả cao nhất. Tác dụng chính của các loại thuốc bôi là điều trị tại chỗ, loại bỏ các triệu chứng bệnh. Các loại thuốc bôi thường được sử dụng cho bệnh nhân viêm da cơ địa là thuốc sát khuẩn, thuốc corticoid và thuốc ức chế calcineurin.
Khi sử dụng các loại thuốc bôi điều trị viêm da cơ địa ở trẻ em, đặc biệt là nhóm thuốc có hoạt lực cao cần tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ về loại thuốc, liều dùng và thời gian sử dụng để tránh gặp phải những tác dụng phụ không mong muốn.
Thuốc uống điều trị viêm da cơ địa
Các loại thuốc uống có tác dụng trên toàn thân để cải thiện tình trạng mẫn cảm ngoài da và dự phòng nhiễm khuẩn. Những loại thuốc uống thường được chỉ định gồm:
- Nhóm thuốc kháng sinh
- Nhóm thuốc ức chế miễn dịch
- Nhóm thuốc corticoid dạng uống
Tương tự thuốc đường bôi, sử dụng các loại thuốc uống cần tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ về loại thuốc, liều lượng và thời gian, tránh tự ý dùng thuốc để hạn chế nguy cơ gặp phải những phản ứng phụ khó lường.
Kem thảo dược hỗ trợ viêm da cơ địa cho trẻ em
Các thuốc tổng hợp phía trên chủ yếu giải quyết triệu chứng ngứa ngáy, bong tróc vảy, viêm da,... (phần ngọn), nhưng không tác động được vào nguyên nhân gốc rễ là do suy giảm sức đề kháng làn da. Do đó không giải quyết được tình trạng bệnh tái đi tái lại. Mặt khác, thuốc Tây có một số tác dụng phụ, thậm chí một số trường hợp bị bội nhiễm làm bệnh thêm trầm trọng.
Kem làm sạch da Eczestop với chiết xuất từ thiên nhiên, phù hợp với cả đối tượng trẻ em và người lớn
Để mang lại hiệu quả tối ưu trong hỗ trợ điều trị viêm da cơ địa ở trẻ em, chuyên gia da liễu khuyên bạn nên kết hợp sử dụng kem bôi có nguồn gốc thảo dược như Eczestop. Kem Eczestop có thành phần chính từ: Dầu dừa, vỏ núc nác, chitosa, kẽm salicylate, dầu hạt neem,… nên rất an toàn.
Eczestop tác động được vào hầu hết các nguyên nhân, đặc biệt là nguyên nhân gốc gây viêm da cơ địa là do sức miễn dịch da suy giảm. Cụ thể:
- Kháng khuẩn, chống viêm, giải quyết triệu chứng ở giai đoạn cấp tính (với chitosan, nano bạc, tinh dầu hạt neem, chiết xuất vỏ núc nác).
- Giữ ẩm, làm sạch và tái tạo da (nhờ dầu dừa và chitosan).
- Tăng cường hệ miễn dịch, dự phòng viêm da cơ địa tái phát ( nhờ chitosan, nano bạc, chiết xuất vỏ núc nác, đặc biệt là kẽm salicylate).
Eczestop rất phù hợp cho trẻ từ 2 tuổi bị viêm da cơ địa, do thành phần lành tính an toàn với làn da mong manh của trẻ em. Mỗi ngày cha mẹ nên bôi Eczestop cho con từ 2-3 lần hoặc bất cứ khi nào da trẻ khô, ngứa để dự phòng viêm da cơ địa tái phát.
Cách chăm sóc trẻ bị viêm da cơ địa
Bên cạnh việc điều trị, các bậc phụ huynh cần chú ý tới những vấn đề sau để giảm nguy cơ mắc bệnh và tái phát viêm da cơ địa ở trẻ:
- Trẻ sơ sinh vẫn cần bú mẹ trong 6 tháng đầu đời để có hệ miễn dịch tốt nhất.
- Giữ phòng ngủ của trẻ thoáng mát, sạch sẽ, có độ ẩm hợp lý.
- Nên hạn chế cho trẻ tiếp xúc với bụi bẩn hay lông động vật.
- Khi cho trẻ uống sữa, thực phẩm dinh dưỡng, bột,... hãy theo dõi xem bé có dấu hiệu dị ứng không, nếu có thì cần đổi loại thực phẩm khác. Bổ sung đầy đủ nước và các thực phẩm giàu vitamin A, B, C, Omega-3 cho bé để tăng cường sức đề kháng, chống viêm từ bên trong cơ thể.
- Chọn chất liệu quần áo từ vải mềm, không có bụi vải và nên hạn chế đồ len, dạ vì dễ gây ngứa, kích ứng da.
- Vệ sinh cơ thể trẻ bằng nước ấm (khoảng 30 độ C). Không nên dùng nước quá nóng hay quá lạnh.
- Chọn sữa tắm lành tính, có thể rửa sạch chất bẩn, không làm khô da và không chứa các thành phần gây kích ứng da.
- Bôi kem dưỡng ẩm cho trẻ ngay sau khi tắm.
- Không để trẻ cào, gãi làm tổn thương da.
Dưỡng ẩm là bước không thể thiếu với làn da viêm da cơ địa
Hi vọng những thông tin trên đây là hữu ích giúp bạn chăm sóc trẻ bị viêm da cơ địa hiệu quả hơn. Đặc biệt, đừng quên duy trì cho trẻ bôi kem Eczestop mỗi ngày để hết ngứa, sạch Eczema mà không gây teo da bạn nhé!