Chàm sữa ở trẻ: Tất tật những điều mẹ cần biết

Chàm sữa là gì?

Chàm sữa là căn bệnh khá phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Tuy nhiên, nhiều bậc phụ huynh chưa hiểu rõ chàm sữa là gì nên khi chữa trị cho con gặp nhiều khó khăn vì mãi không khỏi mà bệnh ngày càng nặng. Đây là một dạng viêm da cơ địa mạn tính, xảy ra do rối loạn miễn dịch, khiến da của con bị ngứa và viêm với các triệu chứng dễ dàng nhận thấy được qua những nốt ban đỏ, có vảy.  

Chàm sữa ở trẻ sơ sinh khiến trẻ ngứa ngáy khó chịu

Nguyên nhân nào làm trẻ bị chàm sữa?

Có rất nhiều nguyên nhân gây chàm sữa ở trẻ em, tuy nhiên vẫn chưa được xác định rõ và cụ thể. Thông thường, những trẻ có cơ địa dị ứng dễ mắc căn bệnh này hơn. Trẻ có tiền sử gia đình bị viêm da dị ứng, hen suyễn, dị ứng thời tiết… cũng dễ mắc chàm sữa hơn những trẻ khác. 

Chàm sữa ở trẻ có thể nặng hơn khi da của con tiếp xúc với các chất gây kích ứng như nước bọt, chất tẩy rửa mạnh hay quần áo bó sát, dễ trầy xước. Đặc biệt khi trẻ bắt đầu biết bò, lực ma sát cũng có thể làm da bé tổn thương và khiến tình trạng bệnh nặng hơn. Bên cạnh đó, các chất gây dị ứng như lông thú cưng, khói bụi, nấm mốc, thực phẩm (sữa, trứng...), thay đổi môi trường đột ngột cũng là tác nhân khác khiến bệnh chàm trở nên trầm trọng. 

Các chất gây dị ứng như lông thú cưng, khói bụi, nấm mốc, thực phẩm,... khiến chàm sữa trở nên trầm trọng hơn

Dấu hiệu nhận biết khi con bị chàm sữa

Chàm có thể xuất hiện ở bất cứ đâu trên cơ thể. Tuy nhiên, vị trí có xu hướng thay đổi theo độ tuổi của trẻ:

  • 0-6 tháng: Các mảng bong tróc có xu hướng xuất hiện ở những vùng dễ nhìn thấy như trên mặt, hai bên má, da đầu hoặc sau tai.
  • 6-12 tháng: Vết chàm xuất hiện trên đầu gối và khuỷu tay của trẻ, có thể bị kích ứng nếu bé bò trên các bề mặt dễ gây trầy xước.
  • Khoảng 2 tuổi: Các vết chàm sữa có thể xuất hiện ở nếp gấp khuỷu tay và đầu gối của trẻ mới biết đi hoặc trên cổ tay, bàn tay, mắt cá chân. Bệnh lác sữa cũng có thể phát triển trên mặt và mí mắt của con.

Bệnh chàm sữa không giống nhau ở mọi bé. Ở những em bé làn da sáng hơn, vết chàm thường có màu hồng hoặc đỏ.  Đối với trẻ làn da sẫm màu hơn, vết chàm có màu tía hoặc hơi xám. Trường hợp không mẩn đỏ và viêm, chàm sữa ở trẻ có thể khó nhìn thấy hơn.

Ban đầu, chàm sữa chỉ là những nốt mẩn, rồi thành mụn nước nhỏ li ti, có màu đỏ, gây nứt da và đóng vảy, sau đó bong tróc. Khi chạm vào vùng da bị lác sữa của trẻ sẽ cảm giác thấy thô ráp và có các vảy nhỏ, da khô, căng. Triệu chứng có thể trở nên tồi tệ hơn nếu trẻ gãi làm phát ban và khiến các vết hở trên da bị nhiễm trùng, đồng thời để lại sẹo, ảnh hưởng tới thẩm mỹ. 

Ngoài ra, trẻ bị lác sữa thường quấy khóc, khó chịu, không chịu ăn, bú và ngủ không ngon giấc. Kèm theo đó, trẻ cũng có thể gặp thêm các dấu hiệu dị ứng của bệnh hen suyễn hoặc viêm mũi.

Chàm sữa xuất hiện ở mọi nơi trên cơ thể trẻ

Phương pháp điều trị chàm sữa cho trẻ hiệu quả

Chàm sữa thường tự biến mất và hầu hết trẻ em đều phát bệnh trước khi bắt đầu đi học. Mặc dù chưa cách nào giúp chữa khỏi bệnh lác sữa ở trẻ nhưng phụ huynh có thể giảm bớt và kiểm soát sự khó chịu cho bé bằng cách điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ. Cụ thể:

Sử dụng kem bôi trị chàm sữa

Bởi chàm sữa thường xuất hiện ở những trẻ có độ tuổi rất nhỏ, vì vậy khi dùng kem bôi cho con cần lưu ý đến các thành phần lành tính.

  • Kem dưỡng ẩm: Khi tìm hiểu các loại kem bôi điều trị chàm sữa, đầu tiên mẹ cần để ý là kem dưỡng ẩm, giữ ẩm. Để tốt cho làn da của trẻ, nên sử dụng các loại kem có thành phần dưỡng ẩm tự nhiên như: Bơ hạt mỡ, dầu hướng dương,... hoặc một số hóa chất khác như vaseline, glycerol,... và không chứa chất tạo hương gây kích ứng.
  • Kem bôi chứa thành phần kẽm: Kẽm có đặc tính chống viêm và tăng tái tạo biểu mô, hỗ trợ điều trị bệnh chàm. Theo một thống kê y khoa được thực hiện tại Ấn Độ năm 2014 ở 47 bệnh nhân bị chàm tay mạn tính, sau khi sử dụng kem bôi chứa kẽm đã cải thiện rõ rệt. Đối với chàm sữa ở trẻ em, sử dụng kem dưỡng da hoặc kem bôi chứa oxit kẽm hoặc kẽm cacbonat thường xuyên giúp làm giảm triệu chứng ngứa.
  • Kem bôi chứa thành phần chitosan: Bác sĩ cũng có thể kê các loại kem bôi chứa thành phần chitosan giúp kháng khuẩn, chống viêm, hồi phục vết thương trong trường hợp trẻ bị ngứa và viêm. 
  • Kem bôi kháng khuẩn chứa các thành phần khác như: Chiết xuất vỏ núc nác, dịch chiết hạt neem, nano bạc,...
  • Các loại kem steroid: Sử dụng các loại kem này bôi ngoài da giúp giảm viêm, ngứa và sưng tấy. Tuy nhiên, nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng và không nên quá lạm dụng vì chúng có thể khiến da của con bị mỏng, sạm màu.
  • Thuốc ức chế men phosphodiesterase (PDE4) có trong một số loại kem không steroid dành cho bệnh chàm sữa được phép sử dụng đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 3 tháng tuổi.

Các mẹ cần lưu ý thành phần kem bôi có thể gây kích ứng bởi làn da của con rất nhạy cảm. Khi sử dụng lần đầu tiên, mẹ nên bôi vào một vùng da nhỏ của con. Nếu sau 10 - 15 phút không có phản ứng gì thì mới tiếp tục bôi lên các vùng da khác. Trong trường hợp trẻ bị kích ứng, hãy liên hệ ngay với bác sĩ để có biện pháp xử lý kịp thời. 

Kem trị chàm sữa thường dễ sử dụng, có thành phần kháng khuẩn, kháng viêm cùng các tinh chất dưỡng ẩm giúp giảm ngứa và phục hồi da

Sử dụng thuốc tây y

Với sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của công nghệ dược phẩm, việc sử dụng thuốc tây y trong chữa chàm sữa là khá phổ biến và có hiệu quả đáng kể. Tuy nhiên, các mẹ nên nhờ đến sự tư vấn của bác sĩ, chuyên gia da liễu trước khi sử dụng thuốc tây để tránh những tác dụng phụ ảnh hưởng đến con. Một số loại thuốc mẹ có thể tham khảo như:

  • Thuốc kháng Histamin H1: Đây là một loại thuốc có hiệu quả làm giảm tức thời các triệu chứng dị ứng, mề đay, viêm da dị ứng cũng như tình trạng chàm sữa ở trẻ.
  • Corticoid: Có tên đầy đủ là glucocorticoid, đây là thành phần kháng viêm phổ biến. Corticoid được sử dụng để hỗ trợ điều trị nhiều bệnh khác nhau, trong đó phải kể đến các vấn đề về da như eczema, kích ứng và phát ban.
  • Kháng sinh: Đây là loại được sử dụng phổ biến với chức năng ngăn chặn, làm giảm tác dụng và tiêu diệt các loại virus, mầm bệnh gây dị ứng ở trẻ sơ sinh.

Cải thiện chàm sữa nhờ kem bôi từ thảo dược

Để cải thiện chàm sữa, cha mẹ nên cho bé sử dụng thêm sản phẩm kem bôi Eczestop - với thành phần từ thiên nhiên an toàn, với thành phần chính là kẽm salicylate, kết hợp cùng dầu dừa, vỏ núc nác, chitosan (từ vỏ tôm, cua), dầu hạt neem,…

 

Kem làm sạch da Eczestop giúp cải thiện chàm sữa hiệu quả cho bé

Đặc biệt, một nghiên cứu năm 2014 tại Hàn Quốc đã cho kết quả: Kẽm giúp giảm tình trạng ngứa, mất ngủ và các biểu hiện trên da trẻ bị chàm sữa.

Đây là sản phẩm đầu tiên trên thị trường được bào chế theo công nghệ Quantum, cho tác dụng phối hợp 2 trong 1: Tăng cường sức đề kháng làn da; Chống viêm, chống dị ứng thảo dược, 100% kháng sinh tự nhiên nên rất an toàn, thân thiện, dưỡng ẩm, tái tạo da mà không gây kích ứng da. Từ đó giúp cải thiện chàm sữa từ nguyên nhân bên trong và đẩy lùi triệu chứng ngứa ngáy, mụn nước, chảy nước, đau rát mà không gây tác dụng phụ, không kích ứng da, giúp ngăn ngừa tái phát bệnh hiệu quả. 

Để cải thiện chàm sữa, ngoài các biện pháp nêu trên, mẹ hãy lựa chọn giải pháp an toàn là kết hợp bôi kem thảo dược Eczestop - giúp hết ngứa, sạch eczema mà không gây teo da cho bé, mẹ nhé!



Bình luận

4
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích

  • 5 lời khuyên giúp bạn sống hòa bình với bệnh vẩy nến
    5 lời khuyên giúp bạn sống hòa bình với bệnh vẩy nến

    Bệnh vẩy nến là bệnh mạn tính, có thể ảnh hưởng đến bạn theo nhiều cách khác nhau, cả về thể chất lẫn tinh thần. Tuy nhiên, hiện nay chưa có cách chữa khỏi hẳn căn bệnh này, nhưng bạn vẫn có thể sống hạnh phúc và tích cực nếu kiểm soát tốt tình trạng bệnh. 5 lời khuyên dưới đây sẽ giúp bạn sống hòa bình cùng căn bệnh này.

  • 2 ưu điểm vượt trội của sản phẩm thảo dược trong điều trị bệnh eczema
    2 ưu điểm vượt trội của sản phẩm thảo dược trong điều trị bệnh eczema

    Lựa chọn các loại kem bôi thảo dược là phương pháp được nhiều người bệnh và chuyên gia đánh giá cao trong điều trị bệnh eczema hiện nay. Vậy những ưu điểm mà phương pháp này mang lại là gì?

  •  Sử dụng kem bôi thảo dược an toàn hơn trong hỗ trợ điều trị vẩy nến
    Sử dụng kem bôi thảo dược an toàn hơn trong hỗ trợ điều trị vẩy nến

    Các thuốc tây y dùng cho bệnh vẩy nến phần lớn đều gây ra tác dụng phụ nặng nề khi sử dụng lâu dài. Bởi vậy, người bị vẩy nến cần lựa chọn biện pháp an toàn hơn trong hỗ trợ điều trị, và một trong những biện pháp an toàn đó là sản phẩm kem bôi ngoài da từ

  •  3 “siêu vitamin’’ cần thiết cho bệnh viêm da cơ địa
    3 “siêu vitamin’’ cần thiết cho bệnh viêm da cơ địa

    Viêm da cơ địa là một căn bệnh ngoài da, tuy không nguy hiểm tới tính mạng nhưng có ảnh hưởng không nhỏ cho cuộc sống và công việc của người bệnh. Một trong những nguyên nhân gây viêm da cơ địa là thực phẩm bạn dùng. Do đó, trong quá trình điều trị căn bệnh này, bạn cần phải chú ý tới chế độ ăn uống của bản thân. Sau đây là 3 loại vitamin có trong thực phẩm bệnh nhân viêm da cơ địa nên bổ sung hàng ngày.