Xin chào chị.
Chàm da hay còn gọi là viêm da cơ địa là một bệnh ngoài da thường gặp, mọi độ tuổi và mọi giới đều có thể mắc phải. Bệnh thường gặp và nặng hơn vào mùa đông, thời tiết khô hanh. Tại vùng da bị chàm dễ nhận thấy chúng thường khô sần, kèm theo cảm giác ngứa ngáy gây đỏ da, nếu nặng da bị tróc vảy, nứt nẻ và chảy máu,... Bệnh hay tái phát.
Câu hỏi chị băn khoăn là: bệnh chàm có lây không? Mặc dù bệnh chàm gây ra nhiều tổn thương trên da, nhìn có phần đáng sợ nhưng bệnh chàm là bệnh không lây nhiễm, không thể lây từ người này sang người khác cho dù có tiếp xúc trực tiếp. Do đó, chị có thể hoàn toàn yên tâm vì chị và người thân không thể bị lây bệnh từ chồng chị được.
Về nguyên nguyên nhân gây ra bệnh chàm da thì có nhiều, tuy nhiên bệnh phát sinh và phát triển thường có sự kết hợp giữa yếu tố cơ địa và các yếu tố dị ứng:
1. Bệnh chàm là do cơ địa
Các thống kê cho thấy, một số trường hợp bệnh nhân mắc bệnh viêm da có sự ảnh hưởng của yếu tố di truyền. Nếu tiền sử gia đình có người mắc bệnh chàm hoặc mắc hen suyễn thì những đời sau dễ mắc phải căn bệnh ngoài da này hơn.
Ngoài ra, người mắc bệnh viêm xoang, xơ gan, viêm đại tràng, viêm tai xương chũm, các bệnh về thận, rối loạn nội tiết,… dễ mắc bệnh chàm hơn.
2. Bệnh chàm da do dị ứng nguyên
Đó có thể là các hóa chất như: xi măng, thuốc nhuộm, nguyên liệu làm cao su, sơn xe, dầu mỡ, than đá, phân hóa học, thuốc sâu,... Hay vi khuẩn, nấm, siêu vi, hoặc có thể là thức ăn,...
Một số loại thuốc hay gây phản ứng như: thuốc tê, sunfamid, chlorocit, penicillin, streptomycin, thủy ngân,... cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh này.
Với bệnh của chồng chị đã điều trị bệnh 2 năm nay nhưng không cải thiện và hay tái đi tái lại, chị nên chú ý trong quá trình chữa trị người bệnh cần tránh tắm rửa nhiều với nước nóng và xà phòng, không tiếp xúc trực tiếp với chất tẩy rửa, như nước rửa chén, hóa chất, không ăn các thức ăn gây kích thích, dị ứng như rượu bia, thức ăn chua cay, cá biển, tôm cua, tránh cào gãi chỗ ngứa, có thể bôi kem dưỡng ẩm để làm mềm da trong trường hợp da khô ráp.
Sử dụng thuốc tây y trong điều trị chàm có thể giúp giảm nhanh triệu chứng nhưng dễ gây phụ thuộc thuốc, nhiều tác dụng phụ và dễ tái phát bệnh. Trên cơ sở, các sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên hỗ trợ điều trị bệnh được nhiều bệnh nhân lựa chọn. Sản phẩm từ thiên nhiên đầu tiên trên thị trường có tác động toàn diện cho eczema và các thể bệnh chàm là kem dược liệu Eczestop. Eczestop là sự kết hợp độc đáo của 6 thành phần từ thiên nhiên bao gồm kẽm salicylate, chiết xuất vỏ núc nác, dầu dừa, nano bạc, chitosan, dầu hạt neem.
Dầu dừa có tác dụng dưỡng ẩm rất tốt, chứa nhiều acid béo cần thiết cho da. Chitosan cũng giúp dưỡng ẩm tốt, chống oxy hóa, ức chế sự chết của tế bào, tăng tái tạo da. Chiết xuất vỏ núc nác có tác dụng giảm ngứa, giảm dị ứng. Nano bạc, tinh dầu hạt neem giúp kháng khuẩn, chống viêm. Bên cạnh đó, kẽm salicylate giúp bổ sung nguyên tố vi lượng kẽm, có tác dụng giảm ngứa, bong vẩy da, chống viêm, tăng tái tạo da. Với các thành phần hoàn toàn thiên nhiên, kem bôi Eczestop an toàn và rất cần thiết với những người bệnh eczema cũng như các thể bệnh chàm.
Bệnh eczema hay còn gọi là bệnh chàm là một chứng bệnh do cơ địa, hiện vẫn chưa có thuốc đặc trị điều trị khỏi được căn bệnh này. Các biện pháp chủ yếu là điều trị triệu chứng, cải thiện tình trạng ngứa ngáy, bong vẩy da...:
Chúc sức khỏe!
Chuyên viên da liễu!