Viêm da cơ địa (tên tiếng anh: Atopic dermatitis) hay chàm, eczema là bệnh lý miễn dịch ngoài da. Tuy bệnh không quá nguy hiểm nhưng lại mang đến những bất tiện trong sinh hoạt và tâm lý của người mắc. Bài viết dưới đây của chúng tôi sẽ gửi tới bạn một số thông tin tổng quan cũng như phương hướng điều trị bệnh sao cho hiệu quả.
Thông tin tổng quan về viêm da cơ địa
Viêm da cơ địa là bệnh mạn tính và thường kéo dài dai dẳng. Nếu không hiểu rõ về bệnh cũng như nguyên nhân gây nên, việc điều trị, phòng ngừa sẽ tốn thời gian và khó khăn hơn.
Bệnh viêm da cơ địa là gì?
Viêm da cơ địa hay còn được gọi là bệnh chàm thể tạng, eczema, sẩn ngứa Besnier, liken đơn dạng mạn tính,... Tỷ lệ trẻ em mắc viêm da cơ địa cao hơn so với người lớn (thường gọi là chàm sữa). Triệu chứng ban đầu và điển hình của bệnh là những tổn thương trên da kèm theo ngứa.
Khi gãi nhiều sẽ làm cho da dày lên, khiến cho người mắc ngứa và tiếp tục gãi tạo ra một vòng tròn bệnh lý “ngứa - gãi” dai dẳng. Nếu không được chăm sóc và điều trị tốt các triệu chứng, khả năng bệnh nhiễm trùng (viêm da bội nhiễm) là rất cao.
Bệnh viêm da cơ địa
Nếu bạn đang bị viêm da cơ địa, hãy gọi ngay tới số hotline 0916.755.060 / 0916.757.545 để được tư vấn giải pháp phù hợp
Nguyên nhân gây viêm da cơ địa
Theo thống kê mới nhất, viêm da cơ địa chiếm dần 30% trong tổng số các bệnh ngoài da. Viêm da cơ địa có thể gặp ở mọi lứa tuổi, tuy nhiên đa phần bệnh sẽ xuất hiện trên trẻ nhỏ từ 2 - 8 tuổi (chiếm 95%). 10% trong số này sẽ có thể kéo dài bệnh đến tuổi trưởng thành nếu không điều trị hiệu quả.
Một vài nguyên nhân gây viêm da cơ địa bao gồm:
- Tuổi phát bệnh: Có tới 60% số trẻ em mắc viêm da cơ địa trong năm đầu tiên. 30% trong 5 năm đầu và chỉ có 10% phát bệnh từ 6 đến 20 tuổi. Rất hiếm trường hợp mắc bệnh khi đã trưởng thành.
- Do di truyền: Viêm da cơ địa là căn bệnh mang tính chất di truyền, với tỷ lệ chiếm khá cao. Nếu trong gia đình có người thân từng bị viêm da cơ địa thì dù đã chữa trị triệt để, bạn vẫn tiềm ẩn nguy cơ mắc phải căn bệnh này.
- Mắc một số bệnh lý miễn dịch khác: Một số căn bệnh là nguyên nhân gây ra viêm da cơ địa, điển hình như: Hen, viêm mũi dị ứng, các bệnh về gan (nóng gan, tổn thương gan,... khiến gan khó có thể thực hiện tốt chức năng giải độc).
- Tiếp xúc với các tác nhân kích thích: Các tác nhân từ môi trường sống có thể là nguyên nhân làm viêm da cơ địa bùng phát. Đó có thể là tác nhân trong không khí như khói bụi, mạt vải, thuốc lá,... hay các chất mà người bệnh tiếp xúc trực tiếp như thắt lưng, đồng hồ, trang sức, phụ kiện, t xà phòng hay chất tẩy rửa.
- Các chất gây dị ứng: Một vài người bùng phát viêm da cơ địa do dị ứng với thức ăn (thức ăn lạ, hải sản, sữa, thịt gà, trứng, lạc, đậu tương, bột mì,...) dị ứng với không khí (nhiệt độ và độ ẩm thay đổi thất thường), dị ứng với các hóa chất, dầu mỡ hay dung môi.
Ngoài ra, những nguyên nhân gây viêm da cơ địa chiếm tỷ lệ nhỏ hơn như căng thẳng, lo lắng, thay đổi hormon thời kỳ mang thai, ăn các loại thực phẩm cay nóng, sức đề kháng của người bệnh kém, vệ sinh cơ thể không sạch sẽ,…
Những tác nhân từ môi trường gây viêm da cơ địa
>>Xem thêm: Bị viêm da cơ địa 6 năm, tái phát nhiều lần phải làm gì để cải thiện?
Biểu hiện của viêm da cơ địa
Bệnh viêm da cơ địa rất dễ tái phát, đặc biệt là khi cơ thể thường xuyên tiếp xúc với các yếu tố kích ứng. Một số đặc điểm của viêm da cơ địa bao gồm:
- Bệnh nhân thường ngứa nhiều về đêm và khi tiết trời trở lạnh.
- Khi bệnh mới khởi phát, hình thành đám da đỏ không rõ ranh giới, các nốt sẩn và đám sẩn, mụn nước tiết dịch, nhưng không có vảy da. Người mắc có cảm giác ngứa và nóng ở vùng da bị nhiễm bệnh.
- Khi bệnh chuyển nặng, vùng da tổn thương bắt đầu phù nề, chảy dịch, đóng vảy tiết. Bệnh nhân gãi nhiều tạo ra những vết xước trên da, gây bội nhiễm, tạo các mụn mủ và vảy tiết vàng.
- Bên cạnh viêm da cơ địa, bạn còn có thể mắc phải một số bệnh miễn dịch khác như viêm mũi dị ứng, viêm họng, viêm kết mạc mắt, hen,... Cơ thể cảm giác mệt mỏi, chán ăn, có thể sốt nhẹ.
- Càng gãi nhiều, bệnh càng lan rộng. Bệnh thường khu trú ở các khu vực như má, cằm. Nặng hơn, bệnh có thể lan ra tay, chân và khắp cơ thể. Những tổn thương của viêm da cơ địa thường gặp ở nếp gấp da lớn như lòng bàn tay, bàn chân, các ngón tay, cổ tay, gáy, cẳng chân.
Viêm da cơ địa gây cảm giác ngứa, nhất là về đêm
Điều trị viêm da cơ địa thế nào cho an toàn, hiệu quả?
Hiện nay, vẫn chưa có phương pháp điều trị dứt điểm bệnh viêm da cơ địa. Vì vậy, làm thế nào để điều trị triệu chứng cũng như phòng ngừa bệnh tái phát rất quan trọng. Bên cạnh các loại thuốc bôi và thuốc uống chống ngứa, chống sưng tấy, người bệnh cần dưỡng ẩm cho da đầy đủ.
Điều trị triệu chứng của viêm da cơ địa bằng tây y
Tùy theo tình trạng của bệnh và cơ địa của mỗi người, chuyên gia sẽ tư vấn phác đồ điều trị phù hợp. Với ba giai đoạn cấp tính, bán cấp hay mạn tính, liều lượng, thành phần và tần suất sử dụng thuốc sẽ khác nhau.
- Với viêm da cơ địa cấp tính: Giữ ẩm cho da đầy đủ bằng kem bôi, sử dụng các loại thuốc bôi corticoid và thuốc kháng histamin để giảm viêm, chống dị ứng, chống ngứa. Kháng sinh được sử dụng trong phòng và điều trị bội nhiễm trên da.
- Với viêm da cơ địa bán cấp và mạn tính: Cần thận trọng khi sử dụng corticoid kéo dài do thuốc có nhiều tác dụng phụ nguy hại. Vì thế, hãy tuân theo hướng dẫn của chuyên gia khi sử dụng thuốc. Trong một số trường hợp nặng, bệnh nhân cần chuyển sang uống corticoid.
- Các phương pháp điều trị khác: Đèn chiếu tia cực tím có thể được chỉ định để điều trị bệnh từ nhẹ đến vừa. Bản chất của phương pháp này là để người bệnh tiếp xúc trực tiếp với tia cực tím sóng A và B, đơn độc hoặc kết hợp. Da sẽ phải được theo dõi cẩn thận nếu phương pháp này được sử dụng.
Tùy vào tình trạng bệnh của mỗi người, bác sĩ sẽ chỉ định thuốc bôi ngoài da hay thuốc uống
Nếu bạn đang bị viêm da cơ địa, hãy gọi ngay tới số hotline 0916.755.060 / 0916.757.545 để được tư vấn giải pháp phù hợp
>>Xem thêm: Điều trị bệnh viêm da cơ địa như thế nào hiệu quả?
Sử dụng kem bôi Eczestop chứa muối kẽm salicylate và dược liệu giúp cải thiện toàn diện bệnh viêm da cơ địa
Đối với người bệnh viêm da cơ địa, vấn đề quan trọng hàng đầu trong điều trị là giảm triệu chứng ngứa, rát và cải thiện làn da. Tiếp theo là cung cấp các yếu tố vi lượng cho da, đặc biệt là kẽm. Vì sự thiếu hụt kẽm được cho là có liên quan đến bệnh viêm da cơ địa.
Nhiều nghiên cứu đã cho thấy, kẽm có tác dụng làm giảm và dịu lớp sừng trên da, bong vảy da. Ngoài ra, kẽm có đặc tính chống viêm, tăng tái tạo biểu mô, là một tác nhân giúp làm dịu và giảm ngứa tốt.
Các muối kẽm là chất chống vi sinh vật rất hiệu quả thậm chí ở nồng độ thấp, do đó có tác dụng tốt trong trường hợp da bị tổn thương do viêm da cơ địa. Kẽm còn có tác dụng bảo vệ da, chống lại tia cực tím của ánh nắng mặt trời nên được sử dụng như một thành phần trong kem chống nắng.
Acid salicylic có tác dụng làm mềm và loại bỏ vảy. Vì vậy, sự kết hợp giữa ion kẽm và acid salicylic tạo nên muối kẽm salicylate là một bổ sung rất hữu ích cho tình trạng da bị viêm da cơ địa.
Trên cơ sở đó, các nhà khoa học đã cho ra đời sản phẩm kem bôi thảo dược Eczestop với kẽm salicylate là thành phần chính. Ngoài ra, Eczestop còn kết hợp nhiều thành phần như: Nano bạc, chiết xuất vỏ núc nác, tinh dầu hạt Neem giúp kháng khuẩn, chống viêm, giảm ngứa, làm sạch da; Dầu dừa giúp dưỡng ẩm cho da; Chitosan chống oxy hóa, ức chế sự chết của tế bào, tăng tái tạo da. Eczestop chính là sản phẩm chuyên biệt, giúp cải thiện cho người bệnh viêm da cơ địa một cách an toàn và hiệu quả.
Eczestop giúp cải thiện bệnh viêm da cơ địa hiệu quả
Là sản phẩm bôi ngoài da có thành phần hoàn toàn từ thiên nhiên, kem Eczestop được các chuyên gia y tế đánh giá cao trong điều trị bệnh viêm da cơ địa (eczema). Theo chuyên gia Nguyễn Thành: “Chúng ta nên bôi Eczestop để phòng ngừa hoặc sau khi tiếp xúc với xà phòng, hoá chất. Đặc biệt là những người trước đây từng bị viêm da cơ địa cần bôi thường xuyên để hạn chế nguy cơ tái phát”.
Hãy lắng nghe phân tích của chuyên gia da liễu Nguyễn Thành về tác dụng của sản phẩm trong video sau đây:
Eczestop đã được người tiêu dùng đón nhận và bình chọn là “Sản phẩm uy tín, chất lượng, an toàn vì sức khỏe người tiêu dùng” năm 2017 do Hội khoa học và công nghệ lương thực thực phẩm Việt Nam trao tặng.
Bằng khen: Sản phẩm uy tín, chất lượng, an toàn vì sức khỏe người tiêu dùng của Eczestop
Lời khuyên cho người bệnh viêm da cơ địa
Một số điều mà những người bệnh viêm da cơ địa có thể làm để tăng cường sức khỏe của da và giảm bớt các triệu chứng như:
- Tắm nước ấm.
- Sử dụng kem dưỡng ẩm cho da mỗi ngày.
- Mặc quần áo bông và các loại vải mềm. Tránh các loại vải thô, sợi hỗn hợp và quần áo bó sát.
- Sử dụng xà phòng dịu nhẹ hoặc sữa rửa mặt không xà phòng.
- Sau khi tắm, nên lau nhẹ da bằng khăn và để khô tự nhiên, không được chà xát mạnh.
- Tránh thay đổi nhiệt độ đột ngột và hạn chế các hoạt động làm cho bạn đổ mồ hôi.
- Tìm hiểu về các tác nhân gây bệnh viêm da cơ địa và tránh tiếp xúc với chúng.
- Sử dụng máy tạo độ ẩm trong thời tiết khô hoặc lạnh.
- Giữ móng tay ngắn, hạn chế gãi để tránh trầy xước và tổn thương vùng da bệnh.
Để có làn da đẹp, cuộc sống tự tin hơn, mỗi người cần xây dựng một kế hoạch điều trị cụ thể. Ngay cả sau khi một vùng da bệnh đã phục hồi, điều quan trọng là tiếp tục duy trì điều trị, vì viêm da cơ địa có thể dễ dàng tái phát.
Trên đây là những thông tin quan trọng bạn nên biết khi bị viêm da cơ địa và cách phục hồi hiệu quả. Có một chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học, đặc biệt là sử dụng kem làm sạch da Eczestop đều đặn sẽ giúp bạn cải thiện viêm da cơ địa hiệu quả.
Để biết thêm thông tin về bệnh viêm da cơ địa và đặt mua sản phẩm Eczestop chính hãng với giá tốt nhất, bạn đọc có thể gọi đến số 0916757545/ 0916755060.
Nguồn tham khảo:
Eczema (Atopic Dermatitis): Causes, Treatment & Symptoms.
Eczema Causes and Atopic Dermatitis Risks: Genetics, Environment, and More