Chào bạn Minh Thu. Cảm ơn bạn đã đặt câu hỏi về cho chúng tôi. Với thắc mắc của bạn về vấn đề da liễu của con, tôi xin trả lời bạn như sau:
Chàm khô ở trẻ em là tình trạng khá thường gặp khi da thiếu độ ẩm, gây nên các triệu chứng khô da, bong tróc, nứt nẻ thậm chí chảy máu. Triệu chứng mà bạn kể rất gần với bệnh chàm khô. Tuy nhiên để chắc chắn có đúng là bệnh chàm khô hay không, bạn cần cho con đi khám với bác sĩ chuyên khoa. Tùy thuộc vào tuổi, dạng chàm và mức độ của bệnh mà bác sĩ sẽ đưa ra các phác đồ điều trị khác nhau.
Dưới đây là một số thuốc thường được kê đơn cho bé bị chàm khô:
- Thuốc bôi da hydrocortisone: Đây là loại kem bôi, thuốc mỡ bán phổ biến ở hiệu thuốc mà không cần đơn của bác sĩ. Các thuốc này giúp ức chế miễn dịch, chống viêm, giảm dị ứng. Tác dụng phụ nếu dùng kéo dài có thể gây teo da, mỏng da, giãn mạch,…
- Kem dưỡng ẩm da: Sử dụng các chế phẩm dưỡng và cấp ẩm cho da có tác dụng làm dịu làn da khô, giảm kích ứng, đem lại hiệu quả điều trị tốt các triệu chứng của bệnh.
- Thuốc kháng histamin: Các thuốc kháng histamin đường uống giúp giảm nhanh các cơn ngứa và ngăn chặn nguy cơ nhiễm trùng.
Khi bệnh trở nên nặng hơn, các loại thuốc kể trên không đem lại hiệu quả điều trị thì bác sĩ sẽ chỉ định một số thuốc kê đơn dưới đây:
- Thuốc ức chế calcineurin: thuốc chống viêm không steroid có hiệu quả khá tốt trong điều trị phát ban và ngứa do chàm khô.
- Thuốc uống: chàm khô lan rộng và nặng hay tình trạng dị ứng, nhiễm trùng da nghiêm trọng thì có thể sử dụng thuốc uống tương ứng.
Để khắc phục tình trạng chàm khô ở trẻ em, bên cạnh việc dùng thuốc, một số thói quen khi ở nhà cũng giúp bệnh lý này được cải thiện.
- Sử dụng sữa tắm, sữa rửa mặt, dầu gội dịu nhẹ, không chứa hóa chất hay các chất tẩy rửa mạnh. Không tắm với nước quá nóng để tránh làm khô da, tắm nhẹ nhàng, không chà xát da quá mạnh. Sau khi tắm, rửa mặt, lau khô sạch nước rồi thoa một lớp kem dưỡng ẩm, lotion để giữ ẩm cho da, không để da quá khô.
- Hạn chế tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng như đồ ăn, phấn hoa, chất kích ứng như thuốc phun muỗi, xịt thơm phòng,… Không dùng nhiều nước giặt, nước xả vải vì nó có thể bị giữ lại ở quần áo, ga giường gây kích ứng da.
- Giữ phòng ngủ mát mẻ, thông thoáng. Nếu thời tiết khí hậu hanh, khô, nên sử dụng máy tạo độ ẩm.
Khi tình trạng chàm khô đã ổn định thì thói quen chăm sóc da trở nên rất quan trọng để ngăn chặn bệnh tái phát trở lại. Sử dụng kem bôi thảo dược như Eczestop có thành phần từ thiên nhiên như dầu dừa, vỏ núc nác, chitosan (từ vỏ tôm, cua), kẽm salicylate, dầu hạt neem,… Eczestop giúp giảm viêm, giảm ngứa, kháng khuẩn, phục hồi tổn thương, tăng tái tạo da, tăng cường sức khỏe làn da, hạn chế nguy cơ tái phát chàm khô.